Hướng dẫn đường đến Tháp Bà Ponagar Nha Trang [Cập nhật 2024]

Đ

Tháp bà Ponagar là một trong những điểm du lịch không thể không nhắc tới khi đến Nha Trang, đây là một quần thể kiến trúc đặc biệt, thuộc nền văn hóa Cham Pa có quy mô vào loại lớn nhất còn lại ở miền Trung Việt Nam, ghi dấu cho thời kỳ Hindu giáp phát triển rực rỡ nơi đây.

Tháp Bà Ponagar Nha Trang nằm đâu?

Tháp bà Ponagar tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ cao 10 – 12m, bên cạnh sông Cái Nha Trang hiền hòa.

Cách trung tâm thành phố khoảng 2km về phía Bắc, nằm trên đường 2/4 phường Vĩnh Phước.

Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Vị trí ngọn đồi khá thoáng gió và tầm nhìn đẹp, từ xa các bạn đã có thể dễ dạng nhận ra điểm tham quan tháp bà Ponagar nổi tiếng với hình dáng, kiến trúc đặc sắc.

Hướng dẫn đường đi tháp bà bà Ponagar Nha Trang

Nếu bạn đang đứng dọc đường Trần Phú, mặt hướng biển thì rẻ trái, đi về hướng Bắc, chạy tới cây Cầu Trần Phú là bạn có thể nhìn thấy ngay tháp bà Ponagar xừng xửng nằm bên trái, song song với cầu trần phú chính là cầu xóm bóng ….

Tên gọi tháp bà Ponagar Nha Trang

- Tháp bà Ponagar tên tiếng anh gọi là Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai theo âm cổ gốc có nghĩa là Mẹ) (tên đầy đủ là Po Inư Nagar, hay còn gọi là Po ANagar).

- Nữ vương Po Ina Nagar (còn gọi là Yang Pô Nagara, Po Ana gar (ana trong tiếng Chăm Eđê, Jrai là giống Cái) hay Bà Đen mà người Việt gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối và lúa gạo..

Ý nghĩa tháp bà Ponagar Nha Trang

Thời xưa người Chăm Pa ở Khánh Hòa thờ phụng nữ thần Ponagar, Người luôn kề bên bảo vệ chăm lo đời sống cho người dân, giúp họ có đất đai để sinh sống, trồng trọt. Ponagar được người dân tôn là Thiên Y Ana Thánh Mẫu. Trong tâm niệm của người Chăm Pa xưa Thiên Y Thánh Mẫu được xếp vào hạng thượng đẳng thần, muôn người thờ phụng. Bà là người tái sinh ra đất, nước, cây cối, thực phẩm cho nhân dân vì thế người Chăm coi bà như sự khởi nguyên của sự sống.

Bà có 97 chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay.

Tổng thể kiến trúc tháp bà Ponagar Nha Trang

Tháp Bà Ponagar là một quần thể kiến trúc lớn và được phân bố trên 3 mặt bằng: Tháp Cổng, Mandapa và khu đền tháp. Do biến động của lịch sử, hiện nay khu di tích còn lại 5 công trình kiến trúc ở hai mặt bằng: Gồm Mandapa (tiền đình) và Khu đền Tháp ở phía trên.

1. Mandapa (Tiền đình)

– Khu vực Mandapa: có bốn hàng cột lớn xây bằng gạch nung, bao gồm 10 cột lớn phía trong và 12 cột nhỏ hình bát giác ở phía ngoài. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây có thể là nơi các tín đồ chuẩn bị các lễ vật trước khi lên hành lễ ở các đền tháp phía trên.

Tháp bà Ponagar Nha Trang

– Đi lên hành lễ ở các đền tháp phía trên, các tín đồ phải đi theo các bậc rất dốc. Họ phải đi như bò, tay bám các bậc phía trên để không ngã ra sau và khi xuống phải đi lùi quay lưng xuống bên dưới, cách đi như vậy có thể để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần được thờ ở trên. Trải qua thời gian, lối đi này đã bị sạt lở, khó đi hơn nên người xưa mở đường bên cạnh, men theo sườn đồi lên tháp, đường mới này ít dốc hơn, dễ đi lại với các bậc xây bằng đá chẻ.

Vì thế du khách muốn lên trên sẽ đi theo bậc tam cấp được xây dựng để đáp ứng nhu cầu tham quan.

2. Khu Đền Tháp

Khu đền tháp này có tất cả sáu đền tháp. Ngoài bốn đền tháp còn hiện hữu, còn có hai đền tháp ở khu vực phía sau, nhưng hiện nay chỉ còn nền móng của tháp cũ. Người Chăm gọi tháp là Kalan, dịch sang tiếng Việt nghĩa là đền, tháp.

Các tháp Chăm ở đây được xây dựng theo bình đồ hình vuông. Mỗi tháp đều có bốn cửa ở bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Ba cửa ở ba hướng tây, nam và bắc chỉ là những ô cửa giả. Riêng cửa phía đông được mở ra và kéo dài như một tiền sảnh.

* Tháp Đông Bắc

– Tháp Chính cao khoảng 23m. Tháp Chính được xây dựng lần đầu tiên vào các năm 813 – 817 và trải qua những biến cố của lịch sử, tháp đã được xây dựng lại vào khoảng giữa thế kỷ XI.

– Trên thân tháp được trang trí bằng 5 hàng trụ áp tường chạy dọc. Bốn góc mái có bốn tháp nhỏ với 3 tầng mái thu nhỏ dần về phía trên. Hệ mái của tháp được ví như ngọn núi Mêru, nơi ở của các vị thần, với năm ngọn núi mà đỉnh ở giữa cao nhất. Trên hệ mái được trang trí những linh vật như: voi, ngỗng, dê… tiêu biểu cho quan niệm tôn giáo hết sức sinh động.

Tháp bà Ponagar Nha Trang

– Trên vòm cửa là tấm phù điêu bằng đá hình lá đề thể hiện thần Shiva với bốn cánh tay đang múa, hai bên có hai nhạc công thổi sáo, chân phải Shiva đặt trên lưng bò thần Nandin.

– Trên những trụ đá ở cửa là những bia ký khắc chữ Sancrit và chữ Chăm cổ ghi chép về việc xây dựng đền tháp và cúng dường lễ vật của các vua, chúa và hoàng tộc Chăm lên Nữ thần và việc Nữ thần ban phúc lành cho muôn dân.

– Bên trong tháp là điện thờ hình vuông, chính giữa đặt tượng thờ Nữ thần Ponagar – là phần hồn của di tích. Đây cũng là tượng của Uma (vợ – biểu hiện âm tính của thần Shiva), đến thế kỷ XVII được người Việt tiếp tục gìn giữ và thờ Thiên Y Thánh Mẫu. Ảnh hưởng tín ngưỡng của người Việt nên tượng hiện nay được khoác xiêm y bên ngoài. Hai bên là ban thờ Cô và Cậu.

– Trong tháp, trên mỗi ô cửa giả có những hình tam giác nhỏ được khoét sâu vào tường. Đây là nơi đặt đèn dầu của đền thờ, bởi ngày xưa người Chăm chỉ thắp bằng đèn, trầm và cúng bằng nước… Do ảnh hưởng văn hóa tín ngưỡng của người Việt, nhang khói đã làm đen các bức tường của di tích

* Tháp Nam:

– Tháp cao 18m, có quy mô lớn thứ hai trong toàn bộ tổng thể kiến trúc ở khu đền tháp Ponagar. Ngôi tháp có bộ mái tương đối lạ trong quần thể kiến trúc Tháp Bà. Phần đỉnh đặt 01 trụ linga. Tháp có niên đại thế kỷ XIII.

Đây là nơi thờ thần Shiva. Theo truyền thuyết của người Việt gọi đây là tháp Ông, thờ chồng bà Thiên Y A Na.

* Tháp Đông Nam:

– Đây là ngôi tháp có quy mô nhỏ nhất. Tháp cao 7,1m và hình dáng bên ngoài đã bị hư hại nhiều. Mái xây hình yên ngựa (hình thuyền). Xây dựng thế kỷ XI – XII.

Tháp thờ thần Skandha – con thần Shiva là vị thần tượng trưng cho sức mạnh, chiến tranh. Theo truyền thuyết của người dân địa phương  tháp thờ ông bà Tiều là cha mẹ nuôi của Thiên Y A Na Thánh Mẫu

* Tháp Tây Bắc:

– Tháp cao 9m, là ngôi tháp duy nhất còn khá nguyên vẹn về kiến trúc và trang trí.

Tháp bà Ponagar Nha Trang

Đây là tháp thờ thần Ganesha – vị thần biểu tượng của may mắn, trí tuệ và hạnh phúc. Theo truyền thuyết của người dân địa phương, tháp thờ Cô, Cậu (con của bà Thiên Y A Na).

– Theo bia kí và khảo cổ học, tháp có niên đại xây dựng năm 817 song đã được trùng tu nhiều lần, nên niên đại cuối cùng khoảng thế kỷ XIII.

– Linh vật thờ ở trong các đền tháp Chăm là Linga và Yoni (một trong những biểu tượng thờ thần Shiva). Linga và Yoni là biểu tượng mong ước cầu cho con người và vạn vật luôn sinh sôi, nảy nở và phát triển để cuộc sống luôn no đủ, hạnh phúc, sum vầy.

* Bia ký:

– Phía sau Tháp chính có tấm bia do Phan Thanh Giản – một vị quan Thượng thư bộ Lễ dưới triều Nguyễn ghi chép, biên soạn và cho khắc vào năm 1856 (triều vua Tự Đức), bằng chữ Hán – Nôm nói về truyền thuyết Thiên Y A Na Thánh Mẫu của người Việt.

– Tấm bia thứ hai do 8 vị quan tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận  lập năm 1871.

– Bên cạnh là tấm bia dựng vào năm 1972, nội dung dịch sang chữ quốc ngữ truyền thuyết bà Thiên Y A Na.

– Tấm bia đá thứ tư, giới thiệu về di tích Tháp Bà Ponagar được dựng vào năm 2010.

Lễ hội tháp bà và điệu múa bóng tại tháp bà Ponagar Nha Trang

Không những mang ý nghĩa tâm linh cho người Chăm Pa mà lễ hội tháp bà cũng là ngày lễ lớn của người tín dân tại Nha Trang – Khánh Hòa.

Hàng năm lễ hội Tháp Bà được tổ chức long trọng từ ngày 21 đến 23 tháng 3 âm lịch, vào dịp này các bạn sẽ thấy người dân thả đèn hoa đăng, làm lễ Bà thật linh đình. Để mong được ấm no, hạnh phúc và cầu xin mưa thuận gió hòa.

Tháp bà Ponagar Nha Trang lễ hội

Ngoài ra đây còn là điểm đến được thu hút rất đông người dân địa phương đến làm lễ, khấn vái vì rất linh thiêng đấy, bạn nào muốn cầu con thì chắc chắn đừng bỏ qua điểm này.

Đặc biệt là màn múa bóng, hiện nay các bạn tới thăm Tháp Bà đều có thể thưởng thức điệu múa này do các diễn viên người Chăm thể hiện. Những cô gái trẻ, đầu đội lễ vật, người hoa tươi, người lồng đèn ngũ sắc, áo lụa rực rỡ uốn lượn theo điệu nhạc. Điệu múa bóng là điệu múa đặc trưng của người Chăm, chỉ múa dâng lên mẹ (Bà Thiên Y) mỗi khi dịp lễ.

Lưu ý khi tham quan tháp bà Ponagar Nha Trang: 

- Điểm có bán vé tham quan, các bạn mua vé trước khi nào nhé

- Vé giữa xe: 3.000đ/ xe máy/ lượt (Miễn phí vào cổng cho người dân địa phương, cần xuất trình CMND)

- Khi tham quan và thắp hương trong mỗi tháp các bạn không được đeo kính, đội mũ, mặc áo váy quá ngắn, các bạn có thể đi qua phía tay phải của tòa tháp chính, tại đây có áo Lam cho các bạn mặc miễn phí

- Tuân thủ các bảng chỉ dẫn, thông báo tại Tháp Bà

- Không làm gì phản cảm trước nơi linh thiêng, không xả rác ở khuôn viên tháp

- Phía trong và phía ngoài có bán 1 số đồ lưu niệm đặc trưng của thành phố Nha Trang, các bạn có nhu cầu có thể mua về làm quà hoặc lưu giữ lại những kỉ niệm

- Liên quang đến điểm tham quan còn có dịch vụ tắm bùn tháp bà Ponagar đó nhé, các bạn có thể kết hợp vừa tham quan vừa nghỉ dưỡng tại khu vực tắm bùn nổi tiếng ở Nha Trang. Với nguồn bùn và khoáng nóng tự nhiên nhất, nằm cách điểm tham quan Tháp Bà Ponagar chỉ 2km

Kết luận:

Trên đây là một số chia sẻ kinh nghiệm tham quan Tháp Bà Ponagar, mong sẽ giúp ích cho các bạn.  Chúc các bạn có một chuyến tham quan Nha Trang vui vẻ và đầy ý nghĩa.

Tháp bà Ponagar Nha Trang giá vé

Thời gian mở cửa: 7h00 - 17h00 

Vé vào cổng: 30.000đ (Áp dụng 2024)

Địa chỉ: đường 2/4 (giao đường 2/4 và đường Tháp Bà – gần cầu Xóm Bóng, hoặc bạn có thể đi qua Cầu Trần Phú sẽ thấy Tháp Bà)

Điện thoại: (0258) 3827 239